Khi chung cư mini xảy ra đám cháy, đa số mọi người sẽ rơi vào tình trạng hoảng loạn la hét và tìm cách tháo chạy. Tuy nhiên, có hai điều đơn giản nhất cần làm lúc này có thể ‘cứu mạng’ bản thân và gia đình mà nhiều người đã áp dụng thành công. Hai điều này sẽ được bật mí.
Khi có đám cháy xảy ra với những ngôi nhà cao tầng hay chung cư mini, sẽ có nhiều trường hợp người dân thoát ra bằng cách nhảy xuống qua đường ban công, cửa sổ dẫn đến gãy xương chân, gãy xương tay, chấn thương cột sống, chấn thương sọ não, chấn thương đốt sống cổ… Trong trường hợp không thoát được bằng đường ban công, người dân có thể dùng cách phá cửa sổ hay các lối thoát trong nhà.
Nếu như trong trường hợp không thể thoát ra ngoài đám cháy, người dân cần nhanh chóng xử lý khí độc, khói để tránh bị ngạt thở. Bởi vì đa phần các trường hợp tử vong khi có đám cháy ở các chung cư mini, nhà cao tầng thường là hít phải khói, khí độc gây chết ngạt hoặc do lượng nhiệt sinh ra quá lớn nạn nhân hít phải khói bụi lẫn nhiệt gây bỏng đường hô hấp. Một số trường hợp tử vong do nạn nhân bị bỏng nhiệt gây tổn thương từ ngoài da cho đến nội tạng.
Và điều đơn giản cần làm nhất khi có đám cháy xảy ra là cần BÌNH TĨNH và nhanh chóng thực hiện các PHƯƠNG PHÁP HẠN CHẾ TỐI ĐA NGUY CƠ NGẠT KHÓI, BỎNG NHIỆT.
Phần lớn các trường hợp tử vong khi có đám cháy ở các chung cư mini, nhà cao tầng thường là hít phải khói, khí độc gây chết ngạt.
Khi xảy ra cháy, điều rất cần là phải bình tĩnh bởi có rất nhiều người trong lúc hoảng loạn mở cửa hành lang để tìm lối thoát. Tuy nhiên khói, khí độc có thể khiến nạn nhân ngất, choáng váng, hôn mê. Bởi khi xảy ra cháy ở tầng 1, toàn bộ sức nóng và khói độc sẽ theo hướng cầu thang đi lên. Lúc này nếu người dân mở cửa phòng ra để tìm lối thoát, khói độc sẽ tràn vào trong phòng và khi hít phải có thể gây ngạt thở thậm chí tử vong.
Khí độc sinh ra trong các đám cháy chủ yếu là CO (Carbon monoxide), khi cơ thể hít phải sẽ gặp tình trạng thiếu oxy dẫn tới suy hô hấp và chết ngạt. Khi có cháy và sinh ra khói/khí độc, lượng oxy trong không khí sẽ bị đốt cháy rất nhanh. Do vậy người dân cần nhanh chóng thực hiện các biện pháp để tránh hít khí độc vào đường hô hấp mũi, miệng, phổi. Với những căn hộ ở tầng lửng, rất khó để di chuyển lên/xuống tìm lối thoát nạn.
Vụ cháy sáng 24/5 tại đường Trung Kính (Hà Nội) khiến 14 người chết và 6 người bị thương hiện đang được cấp cứu trong bệnh viện.
Cách ngăn không để khói, khí độc vào phòng kéo dài thời gian chờ cứu hộ đến là:
- Khi có khói, khí độc, người dân nên đóng kín cửa phía hành lang. Đồng thời dùng chăn bông, đệm, khăn… tẩm ướt nước và bịt kín các khe hở ở cửa nhằm ngăn khói, khí độc không tràn vào bên trong. Cùng lúc đó, người dân cần nhanh chóng mở cửa sổ phía sau ra.
- Trong trường hợp đã có khí tràn vào trong phòng, người dân cần nhanh chóng lấy các dụng cụ thể quạt được (quạt giấy, quạt mo, bìa cứng mỏng…) để đẩy khí ra ngoài bằng cửa sổ phía sau.
Tẩm ướt các khẩu trang hoặc bất kỳ vật dụng nào có thể thay thế khẩu trang (áo lót, khăn, quần áo…) để sử dụng bịt phần mũi miệng. - Nằm sấp xuống mặt sàn để hít được phần oxy còn lại, do khói sẽ bay lên phía trên.
- Đổ nước ra nền nhà hoặc làm ướt quần áo làm mát cơ thể, giúp giảm nguy cơ bỏng nhiệt. Bởi khi xảy ra cháy lớn, sức nóng của môi trường xung quanh sẽ rất lớn.
Theo BSCKII Mạch Thọ Thái – Trưởng khoa Cấp cứu A9 – Bệnh viện 19-8/Suckhoedoisong.vn