Chôm chôm, một loại trái cây nhiệt đới độc đáo từ Đông Nam Á, không chỉ nổi bật với vẻ ngoài hấp dẫn mà còn chứa nhiều lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc. Tên gọi “chôm chôm” bắt nguồn từ tiếng Mã Lai, có nghĩa là “tóc”, vì quả chôm chôm có vỏ ngoài đỏ hoặc xanh với nhiều lông như nhím biển.
Nguồn dinh dưỡng và chất chống oxy hóa
Chôm chôm chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các hợp chất thực vật có lợi:
- Chất xơ: Cung cấp khoảng 1,3-2 gam chất xơ trên 100 gam, tương đương với táo, cam hoặc lê.
- Vitamin C: Giúp cơ thể hấp thụ sắt dễ dàng và hoạt động như một chất chống oxy hóa, bảo vệ tế bào khỏi hư hại. Chỉ cần ăn 5-6 quả chôm chôm là bạn đã đáp ứng 50% nhu cầu vitamin C hàng ngày.
- Đồng: Hỗ trợ phát triển và duy trì các tế bào, bao gồm xương, não và tim.
- Các khoáng chất khác: Cung cấp mangan, phốt pho, kali, magie, sắt và kẽm. 100 gam chôm chôm đáp ứng 20% nhu cầu đồng hàng ngày và 2-6% lượng khuyến nghị của các chất dinh dưỡng khác.
Chôm chôm chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe
Hỗ trợ hệ tiêu hóa
Chôm chôm giúp cải thiện hệ tiêu hóa nhờ chứa cả chất xơ không hòa tan và chất xơ hòa tan:
- Chất xơ không hòa tan: Giúp tăng trọng lượng phân và tăng tốc độ vận chuyển của ruột, giảm nguy cơ táo bón.
- Chất xơ hòa tan: Nuôi dưỡng lợi khuẩn trong đường ruột, tạo ra các axit béo chuỗi ngắn như axetat, propionat và butyrate, giúp giảm viêm và cải thiện các triệu chứng rối loạn đường ruột.
Chôm chôm chứa nhiều chất xơ hỗ trợ hệ tiêu hóa cho cơ thể
Hỗ trợ giảm cân
Chôm chôm còn chứa hàm lượng chất xơ dinh dưỡng giúp bạn no lâu hơn Tạo thành gel trong ruột, làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng, giúp duy trì cảm giác no lâu và giảm cảm giác thèm ăn.
Ngừa các căn bệnh ung thư
Những chất chống oxy hóa trong quả chôm chôm có vai trò chống lại các bệnh viêm nhiễm. Đồng thời bảo vệ các tế bào của cơ thể khỏi các tổn thương. Hàm lượng vitamin C chứa trong loại trái cây này còn giúp hỗ trợ làm chậm quá trình lão hóa cũng như vô hiệu hóa các gốc tự do gây hại. Nhờ đó, bạn có thể hạn chế những tổn thương mà các gốc tự do này gây ra cho cơ thể. Đồng thời làm giảm nguy cơ hình thành nhiều dạng ung thư.
Lưu ý khi ăn Chôm chôm
Tuy nhiên, bên cạnh những tác dụng của chôm chôm mang lại, bạn cũng cần tìm hiểu thêm về một số tác dụng phụ của loại trái cây này.
Không nên ăn hạt chôm chôm còn sống
Điển hình là phần hạt của quả chôm chôm, nơi có chứa saponin – một hợp chất có thể mang độc tố gây hại cho cơ thể.
Không ăn quá nhiều chôm chôm trong ngày
Do thuộc nhóm trái cây nhiệt đới, đồng thời lại có vụ mùa chính vào mùa hè và có tính nóng. Việc ăn quá nhiều chôm chôm trái lại sẽ gây tăng nhiệt cho cơ thể. Tình trạng này có thể dẫn đến một số triệu chứng khó chịu như nổi nhiệt miệng, khó tiêu và mọc mụn nhọt. Vì thế, lời khuyên dành cho bạn là đừng ăn quá nhiều chôm chôm trong ngày để tránh bị “bốc hỏa” vào mùa hè!
Ăn quá nhiều chôm chôm trái lại sẽ gây tăng nhiệt cho cơ thể
Đối tượng không nên ăn chôm chôm
Bệnh nhân tiểu đường và tăng huyết áp nên chú ý lượng đường có trong chôm chôm có thể gây tăng cholesterol và huyết áp, người đang gặp vấn đề khó tiêu, nóng trong, mụn nhọt cũng nên hạn chế.
Nên ăn bao nhiêu chôm chôm thì tốt?
Hãy ăn chôm chôm một cách điều độ và có chừng mực (khoảng 3–5 quả mỗi ngày) nếu như không muốn bị nóng trong người nhé!
Chôm chôm không chỉ là một loại trái cây ngon miệng mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Từ việc cung cấp chất dinh dưỡng, cải thiện hệ tiêu hóa, hỗ trợ giảm cân đến tăng cường hệ miễn dịch, chôm chôm là một lựa chọn tuyệt vời để bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày. Hãy thưởng thức chôm chôm một cách khoa học và tận hưởng những lợi ích sức khỏe mà loại trái cây này mang lại.
Nguyen Linh